CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Bao bì đựng thực phẩm ngày nay chủ yếu được sản xuất bằng chất liệu nhựa với đa dạng các thiết kế như: túi nilon, thùng, bình, khay, hộp, dĩa, rổ, màng, ống…

Trước thông tin nên sử dụng bao bì giấy để đựng thực phẩm vì sử dụng bao bì bằng nhựa có khả năng gây ung thư, người tiêu dùng vẫn còn đang hoang mang không biết nên chọn lựa sản phẩm nào để sử dụng.

PGS-TS Hồ Sơn Lâm thuộc Viện Khoa học vật liệu ứng dụng TP.HCM cho biết: nguyên liệu polymer truyền thống như PET, PVC, HDPE,LDPE, PS, PP để làm bao bì cho thực phẩm đã được áp dụng từ lâu. Việc sử dụng các vật liệu này để bao gói thực phẩm trong điều kiện bình thường và thời gian không dài thì sẽ không gây hại cho sức khỏe.

Bao bì nhựa - túi nilon

Mỗi một loại nhựa có những tính chất khác nhau và sử dụng cho những mục đích khác nhau. Quan trọng là các nhà sản xuất có sử dụng nhựa chính phẩm không hay sử dụng các nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn? Các công đoạn vệ sinh khi cho sản phẩm vào bao gói có đảm bảo quy trình không? Sản phẩm có đảm bảo chất lượng không?… Bao bì chỉ mới là một phần của những nguyên nhân gây độc hại. Theo TS Hồ Sơn Lâm, hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các loại nhựa đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên người sản xuất thường phải đảm bảo các tiêu chuẩn để phù hợp với công nghệ. Hầu hết các loại nhựa làm bao gói, túi nilon giá rẻ… được sản xuất ở các công ty hay xí nghiệp có công nghệ hiện đại và nguyên liệu nhập thì không đáng lo. Một số những sản phẩm nhựa tái sinh hoặc không rõ xuất xứ mới thực sự nguy hiểm vì thường không đảm bảo các yêu cầu của nhựa bao gói.

Cũng theo PGS-TS Đống Thị Anh Đào thuộc Bộ môn công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết thêm: Rất khó để nhận biết chất lượng của các bao bì nhựa hiện đang được người bán sử dụng để bao gói thực phẩm và nhất là những thực phẩm đóng gói. Nhiều loại bao bì được làm từ nhựa tái sinh và được pha trộn từ nhiều loại nhựa khác nhau, đôi khi còn pha thêm hóa chất, tuy nhiên chỉ khi được đưa vào phòng thí nghiệm phân tích mới có thể biết thành phần của chúng. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, người tiêu dùng chỉ nên chọn và sử dụng những sản phẩm bao gói có đóng dấu những loại nhựa sau: HDPE, PET, PVC, PP, LDPE, PS, đồng thời sử dụng cac sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có thương hiệu của nhà sản xuất. Hạn chế và lưu ý sử dụng những bao bì đựng thức ăn nhanh bằng nhựa có màu sắc sặc sỡ để bao gói thực phẩm.

Hiện nay, rất nhiều đơn vị sử dụng bao bì giấy để thay thế các sản phẩm bằng nhựa. Tuy nhiên, để tăng tính chống thấm và chống rách cho bao bì giấy, các nhà sản xuất đã phủ và tráng lên bề mặt giấy bằng chính các chất tạo ra bao bì nhựa như PE, PET, PP, hoặc màng nhôm và sáp. Do đó, nó cũng lại mang một phần tính chất của bao bì nhựa.

TS Hồ Sơn Lâm lưu ý: nếu muốn sử dụng sác sản phẩm túi nilon giá rẻ để gói đồ cấp đông, tốt nhất bạn hãy tiệt trùng, lau khô trước khi sử dụng. Bạn cũng không nên lạm dụng đồ nhựa để đựng các thức ăn nóng, để đựng nước lâu ngày mà không vệ sinh. Đa số các loại túi nilon và nhựa có màu thường là sản phẩm đã tái sinh, vì vậy bạn hãy cẩn thận khi dùng chúng và tốt nhất là không dùng cho thực phẩm. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có các loại màng bằng nhôm để bao gói thực phẩm đều tốt, nhưng trên bề mặt chúng có sạch hay không thì bạn phải cần kiểm tra trước khi dùng.

Kim Đông Dương – đơn vị chuyên thiết kế và in ấn các loại bản đồ

Các phương pháp thiết kế bản đồ địa hình

Quán cà phê nổi lên nhờ túi nilon được thiết kế độc đáo

Bằng tốt nghiệp in sai chính tả, lỗi do đâu?

Thị trường in ấn kỳ vọng tăng trưởng hơn 12% trong năm 2015

TpHCM sẽ xây nhà máy đốt rác lấy điện đầu tiên ở Việt Nam

Một số tiêu chí cần biết khi thiết kế in catalogue

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank