Với mục đích giúp đỡ Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, an toàn và bảo vệ môi trường, vào tháng 06/2013, dự án thí điểm đưa dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản vào xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững đã được triển khai tại nước ta.
Cụ thể là địa phận Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Vào ngày 08/06 vừa qua, lễ khánh thành đã được tổ chức long trọng với sự tham gia của đại diện hai nước.
Như chúng ta đều biết, tình trạng ô nhiễm do rác thải, túi nilon, bao bì nhựa, phế phẩm,… ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Do vậy, ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải trước khi đưa chúng về tự nhiên là điều vô cùng cần thiết. Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng công trình xử lý rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hệ quả tích cực khi chúng được đưa vào hoạt động.
Kinh phí thực hiện dự án lên đến 47 tỷ đồng, có quy mô ô chôn lấp khoảng 3ha, công suất xử lý rác thải dự kiến khi bắt đầu vận hành sẽ nằm ở khoảng 100 tấn/ngày. Được biết, sau khi dự án hoạt động, khai thác thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Môi trường tỉnh Fukuoka cùng các chuyên gia Nhật Bản, các cơ quan liên quan tập trung thực hiện tốt công tác quản lý vận hành theo đúng quy trình công nghệ nhằm phát huy tối đa hiệu quả. Đồng thời, triển khai công tác quan trắc chất lượng môi trường tại ô chôn lấp để đánh giá hiệu quả công nghệ, hiệu quả đầu tư dự án.
Tất cả các giai đoạn thi công của dự án xử lý chất thải đều đáp ứng tiêu chuẩn của Nhật, trong đó, phần quan trọng nhất có thể kể đến là lắp đặt màng chống thấm HDPE. HDPE được chế tạo từ các hạt nhựa nguyên sinh và hàm lượng nhỏ Cacbon (c) đen, vì vậy có cường độ chịu kéo và độ dãn dài rất lớn, độ bền dưới ánh nắng mặt trời đạt trên 10 năm. Khi đưa vào xử lý rác thải, túi nilon giá rẻ độc hại, bao bì giá rẻ bằngnhựa,… màng sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ cho chúng không bị thất thoát ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý. Nếu thành công, đây là bước tiến quan trọng để các doanh nghiệp in túi nilon, sản xuất đồ nhựa, tái chế phế phẩm,… có thể áp dụng, từ đó làm giảm nguy cơ đào thải chất bẩn ra ngoài môi trường.
Các hạng mục của dự án bao gồm: đào đất ô chôn lấp; lắp đặt rãnh thoát nước bê tông xung quanh ô chôn lấp; xây phần kết cấu đường giao thông quanh ô chôn lấp; lắp đặt trải vải địa kỹ thuật, tấm màng HDPE chống thấm có độ bền cao ở đáy và thành ô chôn lấp; lắp đặt hệ thống ống thu gom nước rỉ từ rác, ống thu và thoát khí; hồ chứa nước rỉ rác; hạng mục cây xanh, điện chiếu sáng,...
Vào cuối tháng tư Việt Nam đã đưa nhà máy xử lý rác thải túi nilon thành dầu đầu tiên tại Đà Nẵng vào hoạt động, việc này làm cải thiện tình hình môi trường và giải quyết vấn đề lao động, nhiêu liệu hiện nay.