In ấn là một lĩnh vực được hình thành và phát triển từ rất lâu đời tại nước ta. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ in mới ra đời góp phần cải tiến nghành in vươn xa lên một tầm cao mới, phục vụ nhu cầu này càng đa dạng của đời sống con người.
Dưới đây là một số công nghệ in ấn tại Việt Nam:
Kỹ thuật in Typo:
Phương pháp in này đã có từ rất lâu đời, được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng người Đức (Johan Gutenberg) mới là người được công nhận là ông tổ ngành in. Nước ứng dụng thành công in typo nhất cho đến nay là Việt Nam.
Về nguyên lý, kỹ thuật in typo là phương pháp in cao, in trên khuôn in typo, qua đó các phần tử in như hình ảnh, chữ viết sẽ nằm cao hơn các phần không in. Trong khi in, người thợ chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh hoặc chữ cần in.
Phương pháp này hiện còn ít người sử dụng do đã lạc hậu, sản lượng in thấp và gây độc hại.Một số ứng dụng khác của in typo như in số nhảy, ép chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng... vẫn còn được sử dụng.
Kỹ thuật in Flexo
Khuôn in flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao như in typo, nhưng nó lại được chế tạo từ chất dẻo (cao su hoặc nhự phoyopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa. Kỹ thuật in này được sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, in bao bì giá rẻ hoặc thùng carton.
Kỹ thuật in ống đồng:
In ống đồng về nguyên lý là phương pháp in lõm, nghĩa là trên khuôn in, các hình ảnh hay chữ viết được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Trong khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, mực sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in sau đó dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.
In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì màng nhựa, in túi nilon giá rẻ như: bao đựng bột giặt Viso, omo, bánh kẹo Bibica, bao bì cà phê Trung Nguyên,…..
Kỹ thuật in lụa:
Đây là phương pháp in khá phổ biến hiện nay, với ưu điểm là chi phí thấp dễ đầu tư và chất lượng tốt. Phương pháp này ứng dụng trên các sản phẩm như: in menu tphcm, in áo thun, in vải, in thiệp cưới….
Kỹ thuật in Offset:
Nguyên lý in offset: khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Điều này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).
Ngoài ra còn các phương pháp khác như: in kỹ thuật số, in phun, in laser …. Tùy theo nhu cầu, sản phẩm, điều kiện tài chính cũng như sở thích mà khách hàng tùy chọn các phương pháp in trên cho phù hợp.