Sản xuất và in khăn lạnh giá rẻ có lẽ là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta. Để có được chiếc khăn lạnh mà chúng ta vẫn thường dùng, các nhà sản xuất sẽ sử dụng theo 2 cách:
1 là đóng gói theo dây chuyền hiện đại và 2 là đóng gói thủ công. Đóng gói thủ công được xem như là cách tạo ra những chiếc khăn không chất lượng.
Đến thăm một “thợ luộc khăn” chuyên nghiệp ở Hà Nội, chuyên cung cấp khăn lạnh cho nhà hàng, quán ăn được biết để có những chiếc khăn sạch, họ đã tìm mua hàng lỗi của các nhà máy dệt ở Nam Định, Thái Bình, Hà Đông hoặc một số làng nghề dệt thủ công. Sau đó, chúng được mang về tẩm ướp rồi đóng gói, bán cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn.
Để khăn có thời gian bảo quản lâu mà không bị thối, một số người còn ngâm chúng vào phoóc môn với nồng độ thích hợp. Một chiếc khăn quay vòng như vậy, giá thành chỉ khoảng 300-400 đồng mỗi khăn. Sau đó, tùy từng nhà hàng sẽ bán cho khách với giá 1.000 – 2.000 đồng.
Một người từng 3 năm kinh nghiệm làm khăn lạnh tái chế cho biết từng công đoạn, những chiếc khăn sau khi được thực khách sử dụng, nhân viên nhà hàng còn để lau nồi xoong, bàn ghế, thậm chí cả sàn nhà… bê bết bẩn và dầu mỡ. Sau đó, chúng được tập trung lại một đống để đến cuối ngày lại “trả về nơi sản xuất” và tiếp tục tái chế.
Khi mang về, anh đem chúng phân ra 2 đống “sạch” và “bẩn”. Đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình “hồi sinh khăn lạnh sử dụng một lần”. Với đống khăn bẩn sẽ ngâm chúng vào nước tẩy javel để tẩy trắng. Sau công đoạn tẩy javel là giặt bằng… nước rửa chén, rửa bát và đánh sạch bằng tay. Nếu khăn vẫn ố vàng, các nhân viên tiếp tục cho axit có tác dụng tẩy trắng để ngâm tiếp khoảng 20 phút nữa. Khi ấy, những chiếc khăn đã sạch đến 80%, lúc này đem giặt bằng xà phòng bình thường.
Để tạo mùi thơm, người ta ra phố Hàng Buồm, Hàng Bồ… mua các loại hương liệu như: hương chanh, bưởi, táo, comfor… Chỉ với 40 nghìn đồng hương liệu và cồn công nghiệp, rồi có thể pha chế và tẩm ướp mùi thơm cho khoảng 1.000 chiếc khăn lạnh. Bình quân, mỗi ngày pha chế khoảng 4 thùng hương liệu khác nhau để tạo mùi thơm cho khăn tái chế. Sau công đoạn “tẩm ướp hương liệu” những chiếc khăn được vớt ra và đóng vào túi không qua một công đoạn xử lý triệt khuẩn nào.
Để tạo hơi căng cho những chiếc khăn lạnh mỗi khi thực khách bóc ra nổ bôm bốp, ít ai biết rằng công đoạn đóng gói này đều được người thợ đóng gói thổi hơi trực tiếp từ miệng vào khăn.
Toàn bộ quá trình sản xuất vài in khăn lạnh giá rẻ đều làm thủ công. Những bàn tay trần, không có trang phục bảo hộ lao động thoăn thoắt thò vào các thùng chứa hóa chất ngâm khăn và lần lượt vắt từng chiếc rồi cho vào bao, thổi hơi bằng miệng rồi đóng gói. Những chiếc khăn thành phẩm vứt bừa bãi trên nền gạch lát hoa cáu bẩn.
Phooc môn là một loại chất độc hòa tan trong nước. Người ta thường sử dụng chất này để chống lại các vi khuẩn xâm nhập. Do vậy không nên sử dụng chất này trong sản xuất khăn lạnh khi những chiếc khăn lại trực tiếp được lau lên miệng, mặt khách hàng.
Cùng với việc in order giá rẻ, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn cần hướng tới khách hàng, kinh doanh với cái tâm của mình mà sử dụng cơ sở in ấn, sản xuất uy tín đảm bảo an toàn.