In ấn là một trong những lĩnh vực được hình thành và phát triển lâu đời tại nước ta, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và bùng nổ, cho đến nay nghành in đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng cho nền kinh tế cả nước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự tăng trưởng của ngành quảng cáo, thị trường in ấn hiện đang có tiềm năng rất lớn, các doanh nghiệp ngành in ấn cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Theo thống kê của Hiệp hội in Việt Nam hiện có đến hơn 3.000 doanh nghiệp, cơ sở in ấn trên địa bàn cả nước, tập trung hầu hết tại hai Thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong nghành in ấn và chiếm 15% sản lượng in, 16% doanh thu toàn nghành. Có hơn 10 doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trên các sản phẩm như: in ấn phẩm truyền thống như sách, báo, tạp chí, in tiền và tài liệu quan trọng phục vụ nội bộ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, Ngân hàng... tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp nhà nước đã đi vào đóng cửa do sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần và tư nhân, nhiều doanh nghiệp được đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất hiện đại như công ty Kim Đông Dương, công ty CP Bao bì và in Nông nghiệp, công ty Việt Hưng, Goldsun…
TP.HCM là trung tâm đầu não của nghành in với trên 1000 doanh nghiệp in, chiếm 52 % sản lượng in và 60 % doanh thu toàn ngành. Hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực in các xuất bản phẩm và báo chí, in nhãn hàng, in bao bì giá rẻ, in túi nilon giá rẻ, in vải, in menu tphcm, in các ấn phẩm doanh nghiệp…..đây là những nghành thế mạnh của các công ty in tại thành phố Hồ Chí Minh
Số lượng doanh nghiệp ngành in nước ta
Theo con số thống kê từ các doanh nghiệp, hàng chục công ty in bao bì lớn có doanh số từ 200 tỷ đến 1.600 tỷ đồng/năm và hơn 500 công ty bao bì tư nhân có sản lượng thấp nhưng hoạt động cũng khá nổi bật. Sự ra đời của hàng loạt công ty cùng nghành khiến lĩnh vực này cạnh tranh khá gay gắt. Nhất là sự cạnh tranh giữa các đơn vị trong nước và với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết loại bao bì cao cấp phục vụ cho các tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như P&G, Unilever,… đang bị các công ty in có vốn đầu tư nước ngoài thâu tóm, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có chỗ đứng tại thị trường trong nước, chưa thể vươn xa trên thị trường quốc tế.
Con số 33% doanh thu toàn nghành còn lại tập trung rải rác ở các tỉnh khác, một số tỉnh ở khu vực Phía Nam chiếm khoảng 20%, Đà Nẵng, Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Bắc chỉ chiếm khoảng 2%.
Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp in đóng góp to lớn vào sự phát triển nền kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, để giữ vững thị trường và vươn xa hơn nữa trên tầm quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp in Việt Nam cần phải nâng cao năng lực sản xuất, đầu từ máy móc thiết bị và công nghệ và nguồn nhân lực để sẵn sàng chiến đấu trong tiến trình hội nhập hóa.