Năm 2015 hứa hẹn nhiều bước đổi sắc cho các doanh nghiệp in. Cụ thể trong năm nay ngành in kỳ vọng sẽ có sự phát triển tốt hơn với mức tăng trưởng từ 10-12%. Nhiều doanh nghiệp in ấn và sản xuất kinh doanh bao bì tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu.
Trao đổi với các phóng viên tại Triển lãm quốc tế lần thứ 14 ngành công nghiệp đóng gói và in ấn bao bì giá rẻ năm 2014 (VNPrintPack), Ông Nguyễn Văn Dzòng - Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam cho biết: các doanh nghiệp nghành in trong nước bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn đối với nền kinh tế trong nước và bị tác động ít nhiều bởi sự phát triển của mạng xã hội và truyền thông.
Thị trường in ấn kỳ vọng tăng trưởng hơn 12% trong năm 2015
Theo ông Dzòng thì riêng lĩnh vực in nhãn bao bì, in menu tphcm, in ấn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu vẫn có sự tăng trưởng nhẹ, dự kiến đạt mức tăng trưởng ở mức 7% trong năm 2014, theo dự đoán nghành in trong nước năm 2015 sẽ có sự phát triển tốt hơn với mức tăng trưởng 10-12%.
Ông Dzòng cho biết thêm, cả nước hiện có trên 1.000 doanh nghiệp in ấn bao bì công nghiệp. Doanh số thu vào của các doanh nghiệp ngành in ấn bao bì cả nước đạt bình quân trên 1 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, con số trên chủ yếu là doanh số từ sức tiêu thụ của thị trường nội địa, thị trường bên ngoài vẫn không có nhiều khởi sắc.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế Sài Gòn online, Ông Âu Mậu Tụng, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa chuyên sản xuất màng phim BOPP, màng nhựa PVC tại tỉnh Đồng Nai cho biết tình hình sản xuất của công ty trong năm 2014 dần đi vào ổn định với 2 dây chuyền sản xuất màng phim BOPP hiện đang chạy hết công suất 5.000 tấn/tháng, 2 dây chuyền khác sản xuất hết mức tối đa 500 tấn màng nhựa PVC mỗi tháng.
Ông Tụng cho hay, sức tiêu thụ sản phẩm màng phim BOPP và màng nhựa PVC trong nước đang dần tăng trưởng tốt và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhiều trong năm 2015. Công ty hiện đang có 2.200 công nhân, 50% lượng sản phẩm được tiêu thụ nội địa trong nước, còn lại được xuất khẩu đi nhiều nước.
Còn theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mỹ Lan (Trà Vinh) - ông Nguyễn Thanh Mỹ, thì hiện tập đoàn của ông đang đầu tư thêm nhiều dây chuyền sản xuất vật tư ngành in như bản kẽm in offset, in kỹ thuật số, mực in, máy in phun công nghiệp … theo hướng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe con người.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp in ấn trong nước hiện nay, đó là sự cạnh tranh khá gay gắt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư để nâng cao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu để cạnh tranh với thị trường Trung Quốc. Ngành in ấn, bao bì trong nước muốn giữ được khách hàng tại thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm và tính ổn định của chất lượng, đừng để xảy ra tình trạng bán lần đầu thì hàng có chất lượng, các lần sau thì hàng kém chất lượng.