Theo Tổng cục Thống kê, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát 5%, nhưng rủi ro lớn đối với tăng CPI khi giá xăng dầu tăng trở lại.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 chỉ tăng nhẹ (0,16%) so với tháng trước và tăng 0,95% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, từ đầu năm đến nay, chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới chỉ tăng 0,2%. Đây được coi là mức tăng thấp so với mục tiêu giữ lạm phát ở khoảng 5% trong năm nay. Ngoài ra thị trường ngành in ấn cũng ảnh hưởng lớn từ việc xăng tăng giá, điển hình là các sản phẩm in túi nilon giá rẻ, in túi giấy, hộp giấy Phóng viên VOV phỏng vấn bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê về vấn đề này.
Bà Đỗ Thị Ngọc
PV: Thưa bà, xin bà phân tích một số yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 5?
Bà Đỗ Thị Ngọc: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,16% so với tháng 4 và tăng 0,2% so với tháng 12 năm trước và bình quân cùng kỳ 5 tháng tăng 0,83% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 11 nhóm hàng tính CPI, có 7 nhóm hàng tăng giá, 3 nhóm hàng hầu như không tăng và 1 nhóm hàng giảm giá là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
CPI tháng 5 tăng chủ yếu do sự đóng góp của giá xăng và giá điện. Giá xăng được điều chỉnh từ ngày 5/5 đã tác động vào CPI trong tháng khoảng 0,08%, do chu kỳ tính CPI nên mới chỉ tác động chừng đó, còn lại sẽ tác động vào tháng 6. Với giá điện điều chỉnh 7,5% vào ngày 16/3 cũng tiếp tục đóng góp cho CPI tháng này là 0,11%.
Tuy nhiên, bên cạnh những nhóm hàng tăng giá thì cũng có nhóm hàng góp phần làm CPI tăng không cao là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,22%), góp phần là CPI giảm 0,11%. Bên cạnh đó, giá gas điều chỉnh giảm từ ngày 1/4 cũng tiếp tục ảnh hưởng sang tháng 5. Đó là những mặt hàng góp phần ảnh hưởng tới CPI tháng 5.
PV: Việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian gần đây có ảnh hưởng như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 và những tháng tới, thưa bà?
Bà Đỗ Thị Ngọc: Giá xăng tiếp tục được điều chỉnh vào ngày 20/5, tăng 1.200 đồng/lít, mức tăng này sẽ tiếp tục vào tháng 6 là chính vì chu kỳ tính CPI tháng 5 đã kết thúc. Bên cạnh đó, giá xăng mà tăng vào ngày 5/5 cũng sẽ tiếp tục tác động vào CPI tháng 6.
Do vậy, theo tính toán của chúng tôi, giá xăng sẽ tác động vào CPI tháng 6 khoảng 0,25%. Khi giá xăng dầu hay giá điện tăng thì sẽ làm tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất dịch vụ. Tuy nhiên, với sản lượng hiện tại dồi dào và tác động này có độ trễ nên chưa thể nào các hàng hóa sản xuất có thể tăng ngay được, loại trừ một số dịch vụ giao thông.
PV: Tính chung 5 tháng đầu năm nay, chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới chỉ tăng 0,2%, còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 5% mà Quốc hội đề ra. Vậy bà có nhận định gì về mức lạm phát của cả năm?
Bà Đỗ Thị Ngọc: Mục tiêu kiểm soát lạm phát Chính phủ đặt ra năm nay là 5%. Với CPI hiện tại so với tháng 12 năm ngoái mới tăng có 0,2%. Do đó, tôi nghĩ mục tiêu này vẫn có thể đạt được. Tuy nhiên, nguy cơ khi giá xăng dầu tăng trở lại thì đó là rủi ro lớn đối với việc tăng CPI. Do đó, các bộ, ngành nên có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của người dân và doanh nghiệp.
Nguồn: VOV