Mặc dù nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe con người, song hiện tại vẫn chưa có một giải pháp nào thực sự toàn ý để giải quyết vấn đề này.
Hiện nay, sản phẩm in túi nilon giá rẻ đã trở nên quen thuộc trong đời sống của con người, nhất là trong các hoạt động kinh doanh thương mại dân sinh. Túi nilon có ưu điểm là tiện dụng, bền bỉ và giá thành thấp nên rất được ưa chuộng sử dụng ở khắp mọi nơi, từ chợ, siêu thị cho đến các trung tâm thương mại lớn. Số lượng túi nilon được sử dụng càng nhiều thì đồng nghĩa với việc rác thải thải ra môi trường càng lớn, điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, gây ra nhiều bệnh tật và hệ lụy cho con người.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp như cấm sản xuất túi nilon khó phân hủy, tăng thuế mạnh với các sản phẩm này…. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania... thậm chí còn cấm nhập khẩu hay sản xuất, đồng thời tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Tại nước ta, vài năm trở lại đây các cơ quan nhà nước và cộng đồng xã hội cũng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này, nhiều giải pháp được đưa ra như tuyên truyền nâng cao nhận thức, sử dụng các chiến dịch truyền thông nói không với túi nilon, khuyến khích sử dụng các sản phẩm túi nilon thân thiện với môi trường, hạn chế sản xuất túi nilon khó phân hủy.. nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.
Vừa qua, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý “Thông tư quy định công nhận túi ni lông (túi nhựa) thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam”. Đây là một sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp sản xuất túi nilon chờ đợi.
Hiện tại, Bộ TN&MT đã xây dựng một số thông tư nhằm công nhận các mặt hàng túi nilon thân thiện với môi trường và đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bao bì chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào sản xuất túi thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam.
Qua đó, Hiệp hội nhựa TP.HCM đã kiến nghị thêm với Bộ TN&MT cần có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức sản xuất túi nilon thân thiện mội trường tại Việt Nam với ba công nghệ mới bao gồm sử dụng nguyên liệu phân hủy hoặc nguyên liệu nano phối kết với nguyên liệu nhựa chín (hóa thạch), đồng thời sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường Cellulo (các loại cây, vỏ cây), ngô và hạt tương đương, trái cọ, khoai mì… trong khi các thiết bị máy móc không cần phải thay đổi.
Ngoài ra, Hiệp hội nhựa TP.HCM cũng kiến nghị Nhà nước dành số tiền nộp thuế bảo vệ môi trường trên sản phẩm túi nilon tập trung đầu tư và tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp và nhà đầu tư sản xuất nguyên liệu thân thiện môi trường.