Bản đồ biển là loại bản đồ thể hiện các thông tin về các đối tượng dưới đáy biển, trong lòng nước, trên mặt biển và các yếu tố liên quan khác trên phần đất liền ven biển.
Bản đồ biển là một ấn phẩm quan trọng phục vụ cho các hoạt động trên biển, trên phần đất liền ven biển đồng thời đó là cơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia, giúp việc quản lý khai thác và nghiên cứu khoa học trên các vùng biển xác định được thực hiện dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc thiết kế bản đồ biển được thực hiện như thế nào? Đó là một câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người băn khoăn. Hy vọng những thông tin được cung cấp sau đây sẽ giúp bạn phần nào hình dung được các công đoạn trong thiết kế bản đồ vùng biển.
Các cơ sở để thiết kế bản đồ biển
Thông thường, các dạng bản đồ biển được xây dựng trên một nền chung là địa hình đáy biển và người ta gọi nó là bản độ nền độ sâu đáy biển.
Không những vậy, các loại bản đồ biển đều phải biểu thị đầy đủ các yếu tố như:
- Đường bờ (trên bản đồ biển) được biểu thị bằng các đặc điểm đặc trưng (lồi lõm, khúc khuỷu, thẳng, cong, gồ ghề…)
- Thủy hệ trên phần ven biển.
- Địa hình trên phần ven biển.
- Vùng dân cư.
- Hệ thống đường xá.
- Lớp phủ thực vật và chất đất.
- Địa hình đáy biển.
- Chướng ngại vật hàng hải.
- Chất đáy.
- Trang thiết bị an toàn hàng hải.
- Vật định.
- Luồng, lạch, kênh, đường hành trình trên biển.
- Ranh giới.
- Các yếu tố khác và ghi chú.
Ngoài ta, bản đồ biển cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của quốc tế về các nội dung:
- Nội dung của bản đồ biển phải đáp ứng mục đích chuyên môn của từng loại hải đồ, phải phản ánh tính điển hình và chân thực của địa lý.
- Biểu thị tính chất đường bờ biển, với một phần hợp lý của lục địa. Ở mức độ hiện tại (tài liệu đo đạc khảo sát phải mới).
- Rõ ràng và dễ đọc.
- Thống nhất với các bản đồ hiện hành và các tài liệu hướng dẫn hàng hải.
- Đáp ứng yêu cầu của các quy phạm hướng dẫn.