CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Ngành in nước ta trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ về số lượng cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất cũng như có sự tăng cường đổi mới về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này lại dẫn đến hệ lụy ngoài mong muốn như số lượng chất thải của các cơ sở in ngày càng gia tăng, việc đánh giá mực độ ô nhiễm cũng như tìm giải pháp nghiên cứu để xử lý nó vẫn còn chưa được quan tâm thích đáng.

Đánh giá các chất thải chính của nghành công nghiệp in và biện pháp giảm thiểu chất thải

Các phương pháp in như in ống đồng, in lụa, in in typo, in flexo, hay in offset đều có chất độc hại thải ra ngoài môi trường. Theo đánh giá, quy trình công nghệ sản xuất in (trước in-chế bản, in và gia công sau in) thì việc gây ô nhiễm chính là do các chất thải độc hại tập trung ở công đoạn chế bản và công đoạn in. Vấn đề ô nhiễm môi trường do công nghiệp sản xuất in do nhiều nguyên nhân: ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm không khí do các dung môi của mực in, hồ dán, xăng dầu mỡ, ô nhiễm do các chất thải rắn như bản in, giấy in cũng rất lớn.

Trên thực tế đã có nhiều công nghệ rất hiệu quả được áp dụng cho xử lý khí ô nhiễm bằng hệ thống hút lọc không khí kết hợp với hấp thụ và hấp phụ. Những chất thải rắn đã được thu gom, tái chế hoặc chuyển sang các dạng nguyên, nhiên liệu khác bằng các công nghệ thông dụng và hiệu quả. Vấn đề là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu lại là nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp in nhưng lại chưa được quan tâm giải quyết và cũng ít các công trình khoa học nghiên cứu trong lĩnh vưc này do quy mô nhỏ lẻ và phân tán của các xí nghiệp in.

Nganh in và ô nhiễm môi trường

Xét về vấn đề nước thải, công đoạn chế bản chất gây ô nhiễm bởi các hóa chất sử dụng để hiện tráng phim và bản bao gồm các kim loại, dung dịch axit hoặc kềm, hóa chất định hình… đây đều là những chất độc hại và gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng nhất.

Do nước thải của công đoạn trên tương đối ít nên giải pháp chung được đưa ra là phải tập trung hết các nước thải này vào các thiết bị chứa riêng, sau đó đem chúng đi xử lý. Công việc này thực tế chỉ có một vài công ty thực hiện, đối với những công ty có quy mô lớn đa số là thải trực tiếp chúng vào hệ thống nước thải chung.

Nước thải ở công đoạn in bị ô nhiễm do mực in và các dung dịch tẩy rửa trong quá trình về sinh công cụ in. Tùy thuộc vào các phương pháp in khác nhau mà nước thải của quá trình này cũng chứa các hóa chất độc hại khác nhau. Mực in sử dụng cho các phương pháp in litho, in lưới, in flexo và in ống đồng ….khi vệ sinh các công cụ in thì trong thành phần nước thải sẽ có một số hóa chất gây ô nhiễm chính như : Crom, bari, chì và các dung dịch tẩy rửa như trichloroethylene, carbon tetrachloride, 1.1.2- trichloroethane, methylene cloride, …. Trong trường hợp này, giải pháp được các nhà nghiên cứu là áp dụng một số biện pháp dưới đây để xử lý.

-         Phân loại các dòng nước thải bị ô nhiễm riêng biệt để thuận tiện cho xử lý.

-         In từng màu riêng biệt hoặc dùng mực in đặc biệt không ô nhiễm môi trường, để giảm số lần phải rửa các lô cho mỗi lần in.

-         Rửa mực chỉ khi thay màu hoặc khi có sự cố mực bị khô, hạn chế công đoạn này càng ít càng tốt.

-         Dùng các chất tẩy rửa không có dung môi độc hại như xà phòng hoặc các chất tẩy rửa có thể dùng lại nhiều lần.

Mặc dù có hạn chế bằng các phương pháp trên đi chăng nữa thì nước thải sau đó cũng phải được xử lý để đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, sau đó mới được thải ra hệ thống thải nước chung. Vấn đề cấp bách hiện tại là các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất nghành công nghiệp in như : in sách, tạp chí, in menu tphcm, in túi nilon giá rẻ, in vải, in trên mọi chất liệu….. phải nghiên cứu, khảo sát đánh giá và đưa ra các công nghệ phù hợp để xử lý tại chỗ nguồn nước thải ô nhiễm trên.

 

 

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank