CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Nhiều đơn vị trong ngành in ấn, xuất bản cho biết đã tiết kiệm, thu vén để tránh phải tăng giá bán ấn phẩm nhưng cũng không đủ bù với đà tăng của giá giấy và công in ấn.

Giá giấy, công in đều tăng

Theo bà Quách Thu Nguyệt – giám đốc Nhà xuất bản Trẻ (TP.HCM), “chưa bao giờ ngành xuất bản sách lại gặp khó khăn nhiều đến thế”. Giá giấy, chi phí in ấn tăng mạnh, và hai khoản này ước chiếm 25-30% trong cơ cấu giá sách hiện nay. “Sách không phải là mặt hàng thiết yếu nên việc tính toán thật kỹ sức mua, thận trọng chọn đầu sách có khả năng gây thu hút với thị trường để cơ cấu giá bìa sao cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay là bài toán khó đối với doanh nghiệp” – bà Nguyệt nói.

Giá giấy in

Trong khi đó, hàng loạt tờ báo ở TP.HCM buộc phải tăng giá báo vì không kham nổi các khoản chi phí tăng thêm. Theo tính toán của các tòa báo, hiện giấy in báo và công in là hai khoản “ngốn” nhiều nhất trong chi phí sản xuất, chiếm 60-70% trong giá thành của một tờ báo. Nếu đầu năm 2008 một tấn giấy in báo có giá khoảng 12 triệu đồng thì nay là trên 17 triệu đồng. Về in ấn, các nhà in cho biết sẽ tăng chi phí 14,6-20% so với trước do các loại vật tư như mực, kẽm, hóa chất đã tăng trung bình 30% so với cuối năm 2007.

Theo bà Cát Thị Kim Xuân, chánh văn phòng báo Pháp Luật TP.HCM, để có đủ lượng giấy in báo khoảng 80 tấn/tháng, phải gối đầu tiền cho nhà sản xuất giấy đến hết… năm 2008 mới “tạm yên tâm về nguồn cung giấy”. Ông Trần Huy Tiến, kế toán trưởng báo Người Lao Động (TP.HCM), cũng cho rằng “nếu không tăng giá báo, cơ quan không biết lấy đâu chi phí để vận hành bộ máy hoạt động”.

Dù các tòa báo đã ra sức cắt giảm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí không hợp lý, từ việc giảm bớt lượng báo biếu, cắt bớt in quảng cáo khu vực các tỉnh… nhưng vẫn chẳng ăn thua gì so với tốc độ tăng giá của giấy in báo. Theo ông Vũ Văn Bình – phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nếu năm 2007 Tuổi Trẻ đã chi khoảng 62 tỉ đồng cho giấy in báo và chừng 47 tỉ đồng chi phí công in ấn, thì dự kiến trong năm 2008 chi phí “đội” lên cho khoản giấy lên đến 97 tỉ đồng, còn công in xấp xỉ 62,5 tỉ đồng.

Giảm đầu sách để bớt lỗ

Theo ông Hồ Văn Năm – trưởng phòng vật tư Nhà máy in Quân Đội 1, giá giấy từ tháng ba đến nay đã tăng tới bốn lần. Cùng với giấy, giá tất cả vật tư in khác cũng đang đồng loạt tăng: mực, phim ảnh, kẽm, dầu tăng 5-10%. Lương cơ bản của công nhân cũng tăng 20% theo qui định của Nhà nước, nên tất cả khiến giá thành các sản phẩm in ấn cao hơn nhiều so với trước.

Ông Nguyễn Xuân Tông, giám đốc Công ty in Đường Sắt, chia sẻ những khó khăn trước áp lực giá: “Giá các loại vật tư in đều tăng”. Vì vậy hiện tại dù đã tăng giá và cố gắng lấy giá sách kinh doanh bù các chi phí khác, nhưng dự tính năm nay ông Tông cho biết lợi nhuận của Công ty in Đường Sắt là không có, thậm chí công ty của ông đã phải cắt giảm lương nhân viên.

Ông Phùng Quốc Bảo, giám đốc Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, cho biết mặc dù đã có sự hỗ trợ của ĐHQG nhưng nhà xuất bản của ông vẫn phải tăng giá các sách giáo trình, tham khảo cho sinh viên. Mặc dù vậy, theo ông Bảo: “Chúng tôi cũng chỉ dám in ít, một số đầu sách không cấp thiết không dám in vì không kham nổi chi phí”.

Giá giấy tăng, muốn mua phải xếp hàng

Thông báo mới nhất của Công ty cổ phần giấy Tân Mai, giấy in báo giao tại nhà máy (chưa gồm thuế) có giá 14,38 triệu đồng/tấn, tăng 3,09 triệu đồng/tấn so với đầu năm. Giá tăng nhưng người mua phải chờ…

ít nhất một tháng mới có hàng. Các loại giấy in, giấy viết trung bình 16,8-18,6 triệu đồng/tấn, đã tăng 1-1,05 triệu đồng/tấn và khả năng tới đây còn tăng thêm khoảng 1 triệu đồng/tấn. Giá giấy của Công ty cổ phần giấy Bãi Bằng tăng bình quân đến 2 triệu đồng/tấn so với tháng 4-2008, giữ mức 19 triệu đồng/tấn đối với các loại giấy in, giấy viết…

Theo ông Phan Minh Nghĩa – phó giám đốc Công ty cổ phần giấy Tân Mai, nguyên nhân chính khiến giá giấy thành phẩm tăng mạnh là do nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng vọt. “Hầu hết các loại nguyên liệu như giấy vụn, bột giấy, than, dầu FO… đều có mức tăng ít nhất 20-50% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy giá giấy thành phẩm cao chót vót” – ông Nghĩa phân tích.

Ông Vũ Ngọc Bảo, tổng thư ký hiệp hội giấy VN, cho biết do các công ty giấy phải nhập khoảng 30% vật tư sản xuất từ nước ngoài nên khi giá thế giới tăng, giá giấy trong nước cũng tăng chi phí đầu vào. Vì vậy sau đợt tăng giá tháng tư, giá giấy tiếp tục tăng mạnh trong tháng bảy với mức tăng 5-21% (tùy chủng loại). Ông Bảo cho rằng đây là bước đi không thể tránh của ngành giấy bởi ngoài chi phí vật tư, gần đây giá USD tăng cũng làm tăng giá giấy. Theo ông Bảo, mặc dù đã tăng nhưng hiện giá giấy trong nước đang thấp hơn giá giấy thế giới khoảng 1 triệu đồng/tấn.

Do giá thành công in tăng nên nhiều dịch vụ in ấn cũng tăng theo, tại TP.HCM dịch vụ in bao bì giá rẻ, in túi nilon giá rẻ, in catalogue, tin túi giấy,... cũng tăng mạnh từ đầu năm nay. Thi trường ngày càng tiềm năng kéo theo sự cạnh tranh của các đơn vị in ấn cũng trở nên "khốc liệt" hơn và người tiêu dùng sẽ được lợi.

Các chỉ tiêu của một khăn ướt an toàn

Bộ Giao thông không đồng ý tiếp nhận 1.000 xe du lịch Trung Quốc

Doanh nghiệp sản xuất và in túi nilon nên làm gì để hài lòng khách hàng

Phong phú bao bì túi nilon cho các shop giày trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Thăng “truy vấn” lãnh đạo tỉnh Bình Định

Đầu tư in ấn bao bì “bỏ con tôm – bắt con tép”

Tìm hiểu về vi khuẩn Ecoli trong bao bì túi giấy hiện nay

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank