CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Túi nilon sinh học có khả năng tự phân hủy ra đời là phát minh có tầm ảnh hưởng quan trọng tới môi trường toàn cầu, nhất là tại các nước ô nhiễm môi trường trầm trọng tại Châu Phi.

Nhiều nước Châu Phi như Botswana, Krenya, Tanzania, Nam Phi, Maroc, Congo.... đã cấm sử dụng các sản phẩm in bao bì giá rẻ không có khả năng phân hủy sinh học. Thị trường bao bì ước tính 4 tỷ euro tại Châu Phi và những công ty đưa ra sản phẩm thay thế đang cạnh tranh quyết liệt.

Việc cấm sử dụng các loại bao bì không có khả năng phân hủy sinh học tại Châu Phi đang trở thành một làn sóng có tác động mạnh mẽ. Từ giữa năm 2011, tại Kigali, thủ đô Rwanda, Cộng đồng Đông Phi (EAC) đã thông báo sẽ đưa ra một đạo luật cấm sử dụng túi nhựa tại 5 nước thành viên. Cộng đồng nay đang tấn công vào một thị trường có mức lợi nhuận mang lại khoảng 4 tỷ euro/năm tại Châu Phi.

Túi nilon sinh học tự phân hủy

Những túi nilon bị báo buộc là làm lãng phí một loại nguyên liệu ngày càng đắt đỏ tại các quốc gia nằm cạnh sa mạc Shahara do được sản xuất từ dầu lửa. Việc cấm sản xuất và xuất khẩu bao bì bằng nhựa có tác động tích cực đến môi trường cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Mặc dù vậy việc thực hiện những điều này không hề dễ dàng.

Bao bì nilon được làm bằng nhựa có tính chất bền, kín không nguy hiểm cho sức khỏe trở thành sản phẩm cần thiết đối với nhu cầu của con người, việc thay thế chúng không hề dễ dàng, nhất là trong nghành công nghệp chế biến thực phẩm.

Túi nilon sinh học tự phân hủy - vì môi trường xanh

Một số công ty trên thế giới đang bắt đầu rục rịch đưa ra các giải pháp thay thế bằng các công nghệ mới. Giải pháp công nghệ đầu tiên là sử dụng toàn bộ hoặc một phần các nguyên liệu thực vật từ tinh bột ngô hoặc khoai tây để làm túi nilon. Tuy nhiên giá thành của những loại túi này cao hơn 30% so với túi nilon cổ điển tạo sức ép đối với các cây lương thực khi phải trồng trên diện rộng. Cụ thể, để sản xuất 200.000 tấn nhựa sinh học phân hủy này cần mất từ 250.000 đến 300.000 tấn nguyên liệu thực vật.

Giải pháp công nghệ thứ hai có tên là “phân hủy sinh học bằng oxi”, công nghệ này chiếm nhiều lợi thế hơn tại Châu Phi. Các công ty như P-Life của Nhật, EPI (Mỹ), Symphony Plastics (Anh) đang chạy đua quyết liệt để xâu xé miếng bánh ngon tại thị trường này. Giải pháp này là cho thêm một chất phụ gia hóa học chiếm tỷ lệ 1% bao bì bằng nhựa cho phép phá vỡ chuỗi phân tử sau 1-3 năm. Kết quả là túi nilon tự phân hủy vứt ra được các vi sinh học hấp thụ vào trong đất hoạc nước. Thị trường tiềm năng cho chất liệu này tại Châu Phi ước tính trên 330 triệu euro mỗi năm.

Như vậy, sau những bước đi đầu tiên tại Maroc nơi tiêu thụ 3 tỷ túi nilon/năm, công ty Syphony Plastics đã giành được một thị phần mỗi năm 1 tỷ euro. Tập đoàn Label’Vie sở hữu thương quyền của tập đoàn siêu thị Carrefour (Pháp) tại Maroc đã mua lại công nghệ “phân huỷ sinh học bằng ôxi” để sản xuất túi ni lông. Chi phí sản xuất tăng thêm tối đa từ 10 đến 15%. Theo các chuyên gia, rất khó thay thế một vật liệu bền, kín và không nguy hiểm cho sức khoẻ như nhựa.

Công nghệ phân hủy sinh học bằng oxi là giải pháp khả thi hơn, các doanh nghiệp tại Cameroon, Bờ Biển Ngà, Rwanda và Gabon là các khách hàng khác của công ty Symphony Plastics với doanh thu khoảng 5 triệu euro/năm tại châu Phi. Tất cả mới chỉ là những bước đi chập chững đầu tiên trong việc cải cách, nhiều nước chỉ mới đang trong giai đoạn xây dựng về qui định sản xuất và in túi nilon giá rẻ dễ phân hủy trong điều luật sử dụng.

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank