CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Chuẩn hóa dữ liệu là một yêu cầu quan trọng khi ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong quản lý các dữ liệu mang tính không gian.

Đặc biệt trong công tác thiết kế bản đồ, chuẩn hóa dữ liệu giúp định hình các thành phần cơ bản trong cơ sở dữ liệu đất đai, giúp nội dung bản đồ được chuẩn hóa theo đúng chuẩn mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đưa ra.

Dữ liệu trong thiết kế bản đồ

Vậy chuẩn hóa dữ liệu có tầm quan trọng như thế nào trong thiết kế bản đồ?

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về định dạng của các tấm bản đồ hiện nay.Thực tế cho thấy, bản đồ đang được sử dụng tồn tại ở rất nhiều dạng: bản đồ giấy, bản đồ dạng kẽm, bản đồ dạng số. Riêng loại bản đồ lưu ở dạng số cũng xuất hiện nhiều định dạng khác nhau như: dgn, dxf, dwg... Sở dĩ xảy ra điều này là do các dữ liệu số được xây dựng từ nhiều nguồn. Do đó, để chuẩn hóa bản đồ thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn hóa dữ liệu.

Việc chuẩn hóa dữ liệu trong thiết kế bản đồ được thực hiện như thế nào?

Quy trình chuẩn hóa dữ liệu bản đồ đã được các cán bộ Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội nghiên cứu và đưa ra kết quả như sau:

Quy trình gồm 5 bước cơ bản:

Về công tác chuẩn hóa dữ liệu, người ta chia thành các công đoạn như:

- Chuẩn lại các lớp bản đồ thống nhất giữa các mảnh bản đồ.

- Cắt ghép các mảnh theo ranh giới hành chính phường, tiếp biên giữa các mảnh bản đồ.

- Chuẩn lại cách đánh số thửa.

- Kiểm tra topology.

- Làm trơn đường.

- Cắt bỏ các đoạn thừa của các đường tại các điểm giao nhau.

- Xóa đường bị trùng nhau (Duplicate).

- Nối các đoạn hở của đường.

- Chuyển hệ tọa độ: bản đồ năm 1940, 1960 có tọa độ Pháp được đưa về tọa độ HN72.

Dữ liệu trong thiết kế bản đồ 1

Việc chuẩn hóa dữ liệu theo quy trình trên giúp đưa tất cả các dữ liệu bản đồ chẳng hạn như dữ liệu thuộc tính và không gian của mỗi thửa đất thống nhất về tiêu chuẩn GIS để có thể trao đổi thông tin, tích hợp với các phần mềm GIS.

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank