CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Rác thải luôn là vấn đề khiến toàn thể thế giới đau đầu và tốn nhiều báo mực nhất, Việt Nam cũng không ngoại lệ khi mỗi năm có đến hàng triệu tấn rác thải chưa được xử lý đưa vào môi trường gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chính con người.

Nhất là với các loại rác thải vừa khó phân hủy vừa hàm chứa nhiều chất độc hại như túi nilon, bao bì nhựa,… đang làm gia tăng nguy cơ làm cho môi trường tự nhiên bị “tàn phá” bởi chúng đã “thách thức” các nhà chức trách.

Theo đó, vào ngày 14/05 vừa qua, tại hội thảo “Giải pháp xử lý rác đô thị - Nghiên cứu công nghệ và tính khả thi”, ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ tịch UBND TP HCM - cho biết, TP đang nghiên cứu xây nhà máy đốt rác lấy điện đầu tiên với công suất 1.000 tấn/ngày, vốn đầu tư khoảng 180 triệu USD. Đây là phương pháp nhằm dần thay thế hình thức xử lý rác bằng cách chôn lấp vốn tốn diện tích, ô nhiễm. Dự tính nhà máy sẽ được xây dựng theo công nghệ Hàn Quốc và nước bạn cũng hỗ trợ số lượng kinh phí lên đến 80% để thực hiện. Giải pháp biến rác thải, túi nilon khó phân hủy thành điện năng là cần thiết và cấp bách hiện nay.

Công nghệ rác thải thành điện năng

Hiện tại, theo các chuyên gia tính toán thì thành phố mất 20USD để xử lý một tấn rác thải trong khi nếu biến chúng thành điện thì sẽ gia tăng giá trị thu lại là 40USD cho việc bán điện. Hơn thế, chúng ta không bị mất đi khoảng đất trống nào để chôn lấp rác cũng như nguồn nước cũng không bị khai thác triệt để cho việc sản xuất điện.

Cũng trong hội thảo, đại diện một số tập đoàn của Phần Lan, Nhật, Hàn Quốc cũng trình bày công nghệ xử lý rác bằng cách đốt lấy điện. Những đơn vị này cùng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẵn sàng đầu tư vốn để xây nhà máy. Trên thế giới 80% quốc gia đã xử lý rác bằng cách đốt lấy điện, trong đó có Singapore đốt 100% rác. “Hiện thành phố giao cho Sở Khoa học công nghệ nghiên cứu xây dựng nhà máy đốt rác lấy điện đầu tiên.

Như chúng ta đều biết, rác thải nếu không được xử lý mà cứ thế đưa vào môi trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến màu xanh tự nhiên mà còn gây ran guy hiểm cho con người lẫn sinh vật. Có thể nói, các loại rác thải túi nilon, đặc biệt là khi chúng được in giá rẻ hay bao bì giá rẻ từ nhựa kém chất lượng chứa nhiều thành phần hóa học thì dù có đốt, chôn lấp hay bất cứ hình thức nào thì vẫn gây ra ô nhiêm.

Do vậy mà công nghệ biến rác thành điện như một giải pháp toàn năng giải quyết được nhiều vấn đề cùng một lúc sẽ là cánh cửa cần thiết để chúng ta hướng đến một cuộc sống tương lai bền vững hơn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà quá trình xây dựng này vẫn chưa được lên kế hoạch cụ thể, chính vì thế từ ý kiến hội thảo cho đến lúc thành hiện thực vẫn còn một đoạn đường vô cùng… dài.

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank