CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI KIM ĐÔNG DƯƠNG

Chúng ta đã tìm hiểu về một số phương pháp thiết kế bản đồ địa hình. Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng và chính những điều đó góp phần ảnh hưởng tới độ chính xác của bản đồ thành phẩm.

Do đó, người ta luôn tìm kiếm các hình thức mới để giảm mức độ sai sót của thiết kế. Và rồi người ta nhận thấy, việc hiểu rõ về các yếu tố trong nội dung bản đồ sẽ giúp người vẽ thể hiện chính xác hơn các thông tin, số liệu.

Vậy đó là những yếu tố nào?

Thiết kế bản đồ

1. Địa vật định hướng

Những đối tượng này cho phép xác định nhanh chóng và chính xác các vị trí trên bản đồ. Những địa vật định hướng có thể là những vật nhô cao trên mặt đất hoặc  những địa vật không nhô cao những dễ dàng nhận biết như ngã ba, ngã tư...

2. Thủy hệ

Các yếu tố này cần phải được biểu hiện một cách tỉ mỉ. Đó không chỉ là các đường bờ biển, bờ hồ, bờ sông mà còn là các thiết bị thuộc thủy hệ như: bến cảng, cầu cống, trạm thủy điện... đồng thời cần phải bổ sung thêm các đặc trưng về số lượng và chất lượng của thủy hệ.

Thiết kế bản địa hình

 

3. Dáng đất

 

Người ta sử dụng các đường bình độ để thể hiện dáng đất. Ngoài ra, cần phải chú ý thể hiện các dạng địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên của dáng đất và bổ sung chính xác các ghi chú độ cao của các loại địa hình.

4. Điểm dân cư

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình. Các điểm dân cư được thể hiện bởi: kiểu cư trú, số người và ý nghĩa hành chính – chính trị.

Thiết kế bản đồ địa hình 1

Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình, người thiết kế cần phải thể hiện đúng các đặc trung của chúng về quy hoạch và cấu trúc.

5. Ranh giới phân chia hành chính – chính trị

Đầu tiên là các đường biên giới quốc gia, sau đó là các mốc địa giới của các cấp hành chính. Tất cả cần phải được thể hiện rõ ràng, chính xác.

6. Mạng lưới đường giao thông và đường dây liên lạc

Mạng lưới đường giao thông phải thể hiện được khả năng giao thông và trạng thái của đường đồng thời phải phản ánh đúng đặc mật độ của lưới đường sá, hướng, vị trí và cả chất lượng của những con đường đó.

7. Lớp phủ thực vật

Các loại rừng cây, bụi cây, vườn cây, ruộng, đồn điền, đầm lầy.... phải được thể hiện rõ trên bản đồ địa hình. Không những vậy, ranh giới của các khu thực vật phủ và các dạng đất cũng cần phải rõ ràng, biểu hiện bởi các đường chấm, phần diện tích bên trong đường viền cũng phải vẽ các kỹ hiệu đặc trưng cho kiểu đất hay kiểu thực vật phân bố.

Đó là những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế bản đồ. Các yếu tố này cần phải được thể hiện chi tiết, chính xác nhằm tạo nên những cái nhìn rõ ràng nhất cho người sử dụng.

ĐỐI TÁC

BIDV VietcomBank